Tóm tắt:
|
ĐIỂM NHẤN THỊ TRƯỜNG
Sau phiên giảm điểm với khối lượng giao dịch gần 01 tỷ cổ phiếu trên HOSE, chỉ số VN-INDEX tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh trong phiên hôm nay, đầu phiên tạo khoảng trống giảm giá về mức 1.264 điểm, tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh rung lắc mạnh về vùng giá 1.250 điểm và phục hồi khá tốt cuối phiên. Kết phiên VN-INDEX giảm 6,32 điểm (-0,50%) về mức 1.266,32 điểm, vẫn duy trì trên vùng giá 1.245 điểm -1.255 điểm tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023. HNX-INDEX giảm 0,14 điểm (-0,06%) về mức 244,04 điểm. Độ rộng thị trường trên 02 sàn giao dịch vẫn duy trì tiêu cực với 364 mã giảm giá (04 mã giảm sàn), 234 mã tăng giá (10 mã tăng trần) và 135 mã giữ giá tham chiếu.
Giá trị giao dịch trên hai sàn niêm yết đạt 28.537,25 tỉ đồng, tăng 2,33% so với phiên trước, trên mức trung bình. Thể hiện áp lực bán vẫn duy trì khá mạnh, tuy nhiên lực cầu ngắn hạn vẫn gia tăng tốt ở vùng giá 1.250 điểm, khi có nhiều mã/nhóm mã vẫn phục hồi, tăng giá tốt, thanh khoản tăng khá đột biến. Khối ngoại tiếp tục xu hướng bán ròng liên tiếp trên sàn HOSE với giá trị 1.350,61 tỉ đồng, tập trung khá đột biến ở các cổ phiếu ngân hàng, thép...; mua ròng trở lại trên HNX với giá trị 32,95 tỉ đồng.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê trong tháng 5/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa ước đạt 66,62 tỷ USD, tăng 9,1% so với tháng trước và tăng 22,6% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu tháng 5/2024 ước đạt 32,81 tỷ USD, tăng 5,7% so với tháng trước và tăng 15,8% so với cùng kỳ. Năm tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 156,77 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu tháng 5/2024 ước đạt 33,81 tỷ USD, tăng 12,8% so với tháng trước và tăng 29,9% so với cùng kỳ. Năm tháng đầu năm 2024, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 148,76 tỷ USD, tăng 18,2% so với cùng kỳ. Cán cân thương mại hàng hóa tháng 5/2024 ước tính nhập siêu 1,0 tỷ USD. Tính chung năm tháng đầu năm 2024, cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 8,01 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 10,2 tỷ USD).
Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục gây áp lực điều chỉnh lên thị trường khi đa số chịu áp lực điểu chỉnh mạnh trong phiên, thanh khoản tăng trên múc trung bình, mặc dù nhiều mã phục hồi tốt, tăng điểm cuối phiên như OCB (+1,03%), VAB (+1,00%), TCB (+0,65%)... MBB (-2,02%), BID (-1,85%), BVB (-1,54%), HDB (-1,49%).. Các cổ phiếu dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng có diến biến tương tự, da số cuối phiên vẫn giảm điểm với VFS (-2,78%), VND (-1,92%), VCI (-1,85%)... ngoài các mã có diễn biến khá nổi bật, thanh khoản giá tăng mạnh như AGR (+5,57%), ORS (+2,77%), CTS (+1,52%), BVS (+1,32%)...
Các cổ phiếu dầu khí cũng có diễn biến khá tích cực so với thị trường chung, chịu áp lực điểu chỉnh nhẹ trong phiên, kết phiên đa số tưang giá khá tốt, nổi bật ở nhóm vận tải dầu khí với VIP (+6,86%), PVO (+6,06%), PVT (+2,49%), PVP (+2,04%)... ngoài các mã vẫn giảm điểm POS (-1,12%), PVS (-0,58%), PVB (-0,68%).. Nhóm cổ phiếu cao su vẫn duy trì xu hướng tích cực sau áp lực điều chỉnh phiên trước, đa số phục hồi tăng điểm tốt với GVR (+3,15%), DRI (+2,04%), PHR (+1,63%)... khi giá cao su duy trì tăng giá. Trong khi đó cac cổ phiếu xây dựng, điện có diễn biến khá tốt trong phiên trước khi VN-INDEX giảm khá mạnh tiếp tục tăng giá, thanh khoản gia tăng tốt hơn, nổi bật với C4G (+1,94%), FCN (+1,66%), VCG (+1,52%)..., NT2 (+3,31%), PPC (+2,23%), POW (+1,99%)...
Trên thị trường phái sinh, kỳ hạn VN30F2406 giảm 7,5 điểm (-0,59%), chênh lệch âm gia tăng lên 9,29 điểm so với VN30. Khối lượng giao dịch tăng 1,41%, vượt mức trung bình, khối lượng mở OI giảm. Cho thấy các vị thế đầu cơ, gia tăng phòng ngừa rủi ro tăng khi VN30 biến động mạnh. Xu hướng ngắn hạn VN30F2406 tích lũy trên vùng hỗ trợ 1.262 điểm - 1.266 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023, kháng cự quanh 1.285 điểm, giá trung bình MA20 phiên. Các kỳ hạn VN30F2407, VN30F2409, VN30F2412 chênh lệch từ -6,29 điểm đến -7,89 điểm so với VN30. Các mức chênh lệch âm gia tăng cho thấy các trader vẫn phòng ngừa rủi ro ngắn hạn với VN30.
CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ
VN-INDEX tiếp tục chịu áp lực điều chỉnh về vùng giá 1.245 điểm - 1.255 điểm tương ứng vùng giá cao nhất năm 2023, VN30 là vùng giá 1.260 điểm - 1.268 điểm và phản ứng tích cực tại vùng hỗ trợ ngắn hạn quan trọng này. Đóng cửa VN-INDEX giảm 6,32 điểm (-0,50%) về 1.266,32 điểm, vẫn chịu áp lực kiểm tra lại giá cao nhất năm 2023 tương ứng quanh 1.255 điểm, cũng là đường giá trung bình MA20 phiên hiện nay.
Trong ngắn hạn, VN-INDEX sau khi vượt lên trên vùng kháng cự mạnh 1.250 điểm để quay trở lại kênh giá 1.250 điểm -1.300 điểm, lại một lần nữa chịu áp lực kiểm tra lại vùng dưới của kênh giá này. Điểm tích cực là lực cầu vẫn gia tăng khá tốt ở vùng giá 1.250 điểm khi có nhiều mã/nhóm mã phục hồi mạnh với kỳ vọng, triển vọng kết quả kinh doanh quí II/2024 tăng trưởng. Xu hướng trung hạn của VN-INDEX vẫn duy trì tích lũy trong kênh giá 1.250 điểm - 1.300 điểm sau nhịp giảm điểm mạnh. Nếu giữ được vùng hỗ trợ 1.250 điểm VN-Index vẫn có thể duy trì kỳ vọng phục hồi trở lại hướng tới vùng 1.282 điểm - 1.287 điểm, tương ứng vùng giá cao nhất phiên giảm điểm mạnh 15/04/2024 cũng như đỉnh giá tháng 09/2022. Trong kịch bản kém tích cực, VN-Index có thể quay lại vùng tích lũy rộng 1.170 điểm – 1.250 điểm hoặc 1.300 điểm.
VN-INDEX rung lắc mạnh như đã dự báo khi gặp vùng kháng cự 1.282 điểm – 1.287 điểm và hôm nay phục hồi sau khi kiểm định lại vùng hỗ trợ 1.250 điểm với đặc điểm thị trường ngắn hạn là đang luân phiên phục hồi với các nhóm mã vốn hóa trung bình, nhỏ. Nhà đầu tư ngắn hạn nên giữ tỷ trọng thấp và tiếp tục quan sát diễn biến thị trường tại vùng hỗ trợ trong các phiên tới. Nhà đầu tư trung - dài hạn tiếp tục nắm giữ danh mục và nếu tỉ trọng thấp vẫn có thể tiếp tục chiến lược giải ngân dần trong các nhịp giảm điểm, mục tiêu là các mã cổ phiếu đầu ngành, dự báo có triển vọng tích cực trong cuối năm.
Quý nhà đầu tư có thể tham khảo các mã cổ phiếu trong danh mục khuyến nghị đính kèm để có lựa chọn phù hợp.
|