日本語
Kiến thức đầu tư
Bạn có thể xem các khái niệm, thuật ngữ tài chính đầy đủ toàn diện, được tổ chức một cách khoa học, tiện lợi cho việc tra cứu.
Từ khóa:
Tra cứu theo vần:    A    B    C    D    E    F    G    H    I    J    K    L    M    N    O    P    Q    R    S    T    U    V    W    X    Y    Z
Cạnh tranh - Competition
Cạnh tranh là một trận chiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận và lòng trung thành của khách hàng. Hệ thống Doanh nghiệp tự do đảm bảo cho các ngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sản xuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ. Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống Doanh nghiệp tư do (free-enterprise) bởi niềm tin rằng càng nhiều doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền  mà họ bỏ ra.

Để được thành công trong thế giới cạnh tranh vô cùng khốc liệt ngày nay, một điều cực kì quan trọng đối với các doanh nghiệp là phải ý thức được đối thủ cạnh tranh đang làm gì và phải tìm ra được con đường để bắt kịp hoặc vượt qua sản phẩm của đối thủ. Hình thức cạnh tranh rất đa dạng, một doanh nghiệp có thể cạnh tranh bằng cách đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới, bằng cách nâng cải tiến chất lượng sản phẩm hoặc nâng cao chất lượng dịch vụ, ...

Để cạnh tranh thành công, doanh nghiệp cần phải thực hiện các nghiên cứu và phát triển sản phẩm đó là lí do ra đời phòng Nghiên cứu và phát triển (Research & Development - R&D). Qua việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, doanh nghiệp hiểu được ước muốn, nhu cầu và khả năng biến nhu cầu thành hiện thực của khách hàng để sản xuất ra những sản phẩm đáp ứng được thị hiếu tiêu dùng tốt nhất.

Việc phân tích SWOT (Strengths, Weaknesses, Oppotunities, Threats - Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức) sẽ giúp doanh nghiệp xác định được điểm mạnh, điểm yếu bên trong doanh nghiệp, cơ hội và đe dọa từ môi trường bên ngoài. SWOT sẽ giúp doanh nghiệp hiểu được mình có lợi thế cạnh tranh tương đối ở khu vực thị trường nào và có tiềm năng đối với sản phẩm nào để tập trung vào sản xuất và marketing cho sản phẩm đó.

Để luôn dẫn đầu và tồn tại được trên thị trường doanh nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng, tính năng, công dụng của sản phẩm đồng thời phải sử dụng công nghệ hiện đại và các quy trình sản xuất, quản lí tiên tiến để cắt giảm chi phí. Vì vậy khách hàng sẽ luôn có sản phẩm hoàn thiện nhất với giá cả phải chăng nhất. Ngày nay việc xử lí chất thải sau sản xuất, và sử dụng công nghệ thân thiện với môi trường để không làm tổn hại đến phúc lợi xã hội cũng là một vấn đề nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Các dạng cạnh tranh:
  • Cạnh tranh hoàn hảo: Giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầu trên thị trường. Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đến giá tăng.
  • Cạnh tranh độc quyền: Xảy ra khi trên thị trường một số lượng lớn các nhà sản xuất sản xuất ra những sản phẩm tương đối giống nhau nhưng khách hàng lại cho rằng chúng có sự khác biệt, dựa trên chiến lược khác biệt hoá sản phẩm của các công ty. Ví dụ, trên thị trường có các sản phẩm xà bông tương đối giống nhau. Nhưng có hãng thì bảo rằng sẽ đem lại làn da mềm mại sau khi tắm, hãng thì bảo là đem lại hương thơm tươi mát, hãng thì bảo rằng sẽ làm trắng da.
  • Độc quyền nhóm: Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà sản xuất, bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản ra nhập ngành khó. Ví dụ: ngành công nghiệp sản xuất ôtô, máy bay.
  • Độc quyền tuyệt đối: Xảy ra khi trên thị trường tồn tại duy nhất một nhà sản xuất và giá cả, số lượng sản xuất ra hoàn toàn do nhà sản xuất này quyết định. Ví dụ: Điện, nước ở Việt Nam do nhà nước cung cấp.
Kiến thức đầu tư